KHÁM THAI
Tầm soát dị tật thai
Siêu âm màu 4D
Vắc xin uốn ván
XN dung nạp đường
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
ThS.BS. Trần Minh Quang
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ được định nghĩa là sự rối loạn chuyển hóa đường khi mang thai. Bệnh làm cho lượng đường huyết của thai phụ cao hơn bình thường và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tiểu đường thai kỳ thường khởi phát ở tuần thai thứ 24. Ở đa số trường hợp, nồng độ glucose huyết của mẹ bầu sẽ trở về bình thường sau khi sinh. Song, nếu chế độ sinh hoạt và luyện tập không phù hợp, thai phụ có thể mắc tiểu đường type 2 trong tương lai.
Vì sao mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ?
Để trả lời cho thắc mắc “Làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ?”, bạn nên hiểu về lý do dẫn đến bệnh lý này.
Sau mỗi bữa ăn, tuyến tụy sẽ giải phóng 1 lượng insulin để vận chuyển đường từ máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Khi có em bé, nhau thai sẽ tạo ra các hormones để nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, đây chính là nhân tố chính làm tăng sự tích tụ glucose trong máu. Khi tuyến tụy không cung cấp đủ hoặc ngưng sản xuất insulin để điều hòa lượng đường này, nồng độ đường huyết của mẹ sẽ tăng cao. Khi đó, mẹ sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.
Do không có những triệu chứng rõ ràng, thai phụ thường không nhận ra mình đã mắc bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, tiểu đường thai kỳ có thể để lại nhiều tác hại nghiêm trọng. Các bác sĩ khuyên mẹ nên theo dõi những dấu hiệu bất thường của bản thân để sớm nhận biết tình trạng bệnh.
Mẹ cần làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ?
“Làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ?” là nỗi trăn trở của rất nhiều chị em phụ nữ. Các bác sĩ YouMed đưa ra một số phương pháp chính giúp người bệnh khắc phục được tình trạng này là: thay đổi chế độ ăn, tăng cường vận động và dùng thuốc.
Thay đổi chế độ ăn
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến việc kiểm soát lượng glucose huyết. Theo các bác sĩ, bạn cần lập thực đơn ăn uống và cân đối lượng tinh bột nạp vào cơ thể mỗi ngày. Mẹ có thể tham vấn các chuyên gia y tế để có được kế hoạch ăn uống phù hợp.
Một số nguyên tắc chung được đưa ra như sau:
Chia nhỏ bữa ăn: Giảm lượng thức ăn trong các bữa chính và xen kẽ với các bữa phụ.
Dùng nhiều rau xanh (trên 400g rau/ngày ). Các loại rau có nhiều chất xơ như súp lơ, rau cải, rau muống,… sẽ hạn chế mức độ tăng glucose huyết quá mức sau bữa ăn.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức thay cho gạo trắng có chỉ số glucose huyết tương cao.
Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường hóa học như bánh, kẹo, kem, trái cây sấy,…
Giảm các thức ăn giàu chất béo.
Giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn, hạn chế dùng những loại thực phẩm chế biến sẵn.
Giảm rượu, bia, nước ngọt hoặc các đồ uống có chứa chất kích thích.
Với những thai phụ thừa cân, mẹ nên cân nhắc cách chế biến như luộc hoặc hấp thay vì chiên, xào. Bạn cũng có thể bổ sung thực phẩm chức năng để cung cấp thêm vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Song, hãy nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng bất kì loại thuốc nào.
Tập thể dục
Hoạt động thể chất giúp cơ thể bạn tăng cường sử dụng glucose mà không cần dùng thuốc. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến khích mẹ nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Một số bài tập phù hợp là đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, bạn nên theo dõi lượng đường huyết trước và sau khi tập luyện.
Dùng thuốc
Với một số trường hợp, câu hỏi “Làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ?” sẽ được giải đáp bởi các bác sĩ.
80 – 85% thai phụ có thể đưa nồng độ glucose huyết trở về bình thường bằng liệu pháp thay đổi lối sống. Song, nếu mẹ không thể kiếm soát bệnh trong thời gian dài, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc.
Hiện nay, thuốc duy nhất được Bộ Y Tế cho phép sử dụng đối với bệnh nhân tiểu đường thai kỳ là insulin.
Tùy tình trạng tăng glucose huyết tương mà mẹ có thể tiêm từ 4-5 mũi insulin/ngày.
Mẹ nên đổi vị trí tiêm thuốc để tránh đau và sưng.
Để tránh hạ đường huyết quá mức khi dùng thuốc, mẹ nên được hướng dẫn thử đường huyết 4-6 lần/ngày vào các thời điểm trước khi ăn, sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Theo dõi tình trạng đường huyết
Song song với quá trình điều trị, người bệnh cần tự theo dõi các chỉ số đường huyết đều đặn. Các chuyên gia y tế khuyến nghị mẹ nên theo dõi nồng độ đường huyết tại 2 thời điểm sau:
Trước khi ăn.
Sau khi ăn.
Phương pháp này sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát đượng lường huyết sau mỗi bữa ăn. Bạn có thể cân đối lượng tinh bột nạp vào cơ thể, tránh để glucose huyết tăng cao quá mức. Mục tiêu đường huyết của phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ là:
95 mg/dl (5.3 mmol/l) hoặc thấp hơn sau khi ăn sáng.
140 mg/dl (7.8 mmol/l) hoặc thấp hơn 1 giờ sau khi ăn, hay 120 mg/dl (6.7 mmol/l) hoặc thấp hơn 2 giờ sau khi ăn.
Nếu kết quả cao sau khi đo cao hơn những số trên, bạn nên liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ cụ thể.
Mẹ bầu nên làm gì để kiểm soát đường huyết sau khi sinh?
Song song với vấn đề “Làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ?”, thai phụ cũng cần lưu ý đến cách quản lý bệnh sau khi sinh. Bác sĩ khuyên mẹ bầu nên tiếp tục duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2 trong tương lai.
Phụ nữ có tiền sử mắc bệnh cũng cần tầm soát tiểu đường type 2 sớm. Thời điểm tốt nhất là sau khi sinh 4 – 12 tuần.
Nếu kết quả bình thường: mẹ cần tầm soát định kỳ 1 lần/năm.
Nếu kết quả bất thường: bác sĩ sẽ tư vấn kế hoạch điều trị phù hợp.
Khi quyết định có em bé, thai phụ nên tầm soát đái tháo đường từ lần khám thai đầu tiên. Nếu được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thủ theo hướng dẫn của ThS.BS. Trần Minh Quang để kiểm soát nồng độ đường huyết.